CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO, KIỂU MẪU

          Ngày 22/07/2023, tại Hội trường tầng 1 Trụ sở Liên cơ quan tỉnh số 4, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Ban Thư ký Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh tổ chức Chương trình tập huấn Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; Ứng dụng công nghệ trong truyền thông, quảng bá sản phẩm OCOP của thanh niên.

Tham dự chương trình có đồng chí Nguyễn Thế Minh – Phó Bí thư thường trực Tỉnh đoàn, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh; đại diện Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh đoàn và hơn 70 cán bộ, đoàn viên, thanh niên.   

         Tại chương trình, các đại biểu được nghe báo cáo viên giới thiệu tổng quan về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh quảng ninh; chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; Phát triển chính quyền số ở nông thôn; Phát triển các chủ thể kinh tế số ở nông thôn và phát triển xã hội số cho cộng đồng dân cư ở nông thôn; những lợi ích của việc sử dụng sàn TMĐT trong quảng bá sản phẩm OCOP thanh niên. 

         So với trước đây, việc doanh nghiệp, người dân ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động, sản xuất, quản lý, quảng bá, tiếp cận thị trường, đưa sản phẩm lên sàn TMĐT đã nâng lên rõ rệt.

Đ/c báo cáo viên Nguyễn Hoà Bình chia sẻ thông tin tại chương trình

Đến nay, toàn tỉnh đã có 98/98 xã đạt chuẩn NTM; 54/98 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 26/98 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 7/7 huyện đạt chuẩn NTM; 6/6 thành phố, thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 2 huyện đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025. Trong giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đạt mục tiêu: 5/7 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao (tăng 3 huyện so với năm 2022, gồm Vân Đồn, Cô Tô, Hải Hà); 58/98 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (tăng 4 xã so với năm 2022); 32/98 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (tăng 6 xã so với năm 2022). Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh sẽ tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đảm bảo kết nối chặt chẽ với thành thị và nông thôn, nội vùng, liên vùng, đồng bộ, hiện đại; phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh hoạt động quản lý, điều hành các cấp… Đặc biệt, sẽ tiếp tục thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng NTM với nhiệm vụ trọng tâm là phát triển mạnh mẽ chính quyền số, kinh tế số và xã hội số ở nông thôn.

Chuyển đổi số được xác định là giải pháp trọng tâm trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, qua đó góp phần xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn và thành thị.