Theo những nghiên cứu ở thế kỷ trước, thì việc hiểu về tuổi vị thành niên không quá khó khăn. Nhưng bây giờ, người ta biết rằng, ý niệm về một tuổi vị thành niên là một giai đoạn cần thiết và đáng khiếp sợ đối với cá nhân và đối với những người xung quanh không luôn luôn chuẩn xác. Người ta nhìn thấy nhiều điều khách quan hơn.
Cơn khủng hoảng thực sự của tuổi vị thành niên
Phần lớn có thói quen sử dụng thành ngữ “khủng hoảng tuổi vị thành niên” để nói về những khó khăn gặp phải trong tương tác của họ với tuổi vị thành niên. Sự lựa chọn thuật ngữ này tuy vậy lại không chính xác, trẻ ở tuổi vị thành niên chịu một giai đoạn khủng hoảng là những người sống những rối loạn mang tính tâm bệnh, thể hiện giai đoạn tuổi dậy thì bất thường.
Giống như một giai đoạn tìm kiếm bản sắc, sự khủng hoảng tuổi vị thành niên được mô tả như là một sự năng động mang tính trái chiều nhau: “xuất hiện những điều tạm thời và đồng thời của các tiến trình thích nghi/ gia nhập, của những điều trầm uất, và tất nhiên, những điều đó thể hiện ra bên ngoài những trải nghiệm cực nhọc, xung đột của giai đoạn trung gian giữa trẻ con và trưởng thành. Tuổi vị thành niên có thể trở lại một cách dễ dàng ở những cách thức ứng xử, hay cư xử giống như trẻ con, mà lẽ ra đã rời bỏ những khuôn mẫu đó từ lâu rồi, song song với thời điểm mà người ta thể hiện sự trưởng thành đáng kể so với lứa tuổi. [1]”
Tuy nhiên, điều làm nên sự khác biệt giữa khủng hoảng tuổi vị thành niên với việc tìm kiếm bản săc cá nhân ở người trẻ có liên quan tới sự cân bằng tâm lý. Người ta có thể nhận thấy sự lo lắng về trạng thái cân bằng tâm lý của người trẻ khi có những hành vi nhiễu tâm hay loạn tâm. Trong số các hành vi đó, có thể kể đến ám ảnh cưỡng bức, các ám sợ, các biểu hiện hysteti, và các ảo tưởng [2]. Tuổi vị thành niên ở trong khủng hoảng nhìn chung sẽ phải vượt qua nhiều khó khăn cá nhân khác nhau như rối loạn lưỡng cực, lo âu, trầm cảm hay cả những rối loạn về khí sắc hay nhân cách. Cũng có những nguy cơ trẻ bị chìm đắm trong những rối loạn ăn uống, hay tiêu thụ các chất độc hại, hoặc bạo lực hay các ý nghĩ tự sát.
Sự khủng hoảng tuổi vị thành niên chạm tới tỷ lệ thấp người trẻ: khoảng 5 – 15% trải quan những rối nhiễu có thể chẩn đoán là tâm bệnh [3]. Những người trẻ này phải được chăm sóc nghiêm túc, bởi vì các hậu quả của sự khủng hoảng tuổi vị thành niên có thể là thảm hại. Ở khía cạnh can thiệp trị liệu để giải quyết các vấn đề khủng hoảng: bác sĩ tâm thần, việc điều trị nội trú và dùng thuốc có thể là liệu trình cần phải cam kết.
Giai đoạn tìm kiếm bản sắc
Ngày nay, người ta nói về tuổi vị thành niên như một giai đoạn điều chỉnh, thích nghi, tìm kiếm bản sắc cá nhân – là một giai đoạn cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của mỗi cá nhân. Giai đoạn này nhìn chung không quá khó khăn, mặt khác, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng khoảng 75 – 85% người trẻ trải qua giai đoạn vị thành niên một cách hài hòa [4].
Bốn tiến trình cơ bản của giai đoạn quá độ này: bản sắc tình dục, mất đi những lý tưởng trẻ thơ, chia tách môi trường gia đình và tiến trình cá nhân hóa [5]ư. Người trẻ cần phải học cách đáp ứng với những điều mới mẻ đến với họ trong cuộc sống hàng ngày và đó là lý do tại sao hành vi của họ rất phong phú, thay đổi không ngừng ở lứa tuổi này.
————–
[1] BIZOUARD, Paul. « Tuổi dậy thì bình thường và tâm bệnh », Puberté, Franca, Trường Toulouse – khoa Y khoa, 2008, p. 116.
[2] Ibid
[3] ÉMOND, Yohan et Maryse PESANT. « khủng hoảng tuổi vị thành niên : khủng hoảng mang tính tổ chức đối với lứa tuổi vị thành niên » (báo cáo khoa học)
[4] Ibid
[5] BIZOUARD, Paul. « Tuổi dậy thì bình thường và tâm bệnh », Puberté, Franca, Trường Toulouse – khoa Y khoa, 2008, p. 116.
Ngô Thị Thu Huyền, dịch từ nguồn: http://ados-clic.e-monsite.com/pages/comprendre/la-difference-entre-la-crise-d-adolescence-et-la-recherche-d-identite.html