Stress học đường – Dấu hiệu và cách giải quyết

Stress đang là vấn đề tâm lý phổ biến trong xã hội ngày nay. Đây là vấn đề có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Một trong đó là stress học đường. Áp lực từ phía gia đình, bạn bè và học hành là nguyên nhân chính gây ra stress cho nhiều người bệnh trong lứa tuổi thanh thiếu niên. Cùng tìm hiểu dấu hiệu và hướng giải quyết của stress học đường

Stress học đường – Dấu hiệu và cách giải quyết

Stress học đường là gì?

Đây là một vấn đề không còn quá mới trong xã hội hiện nay và tỉ lệ học sinh bị stress ngày càng gia tăng. Là một phải ứng của cơ thể học sinh, sinh viên trước những áp lực, quá tải tác động vào bản thân, có thể là áp lực học tâp, áp lực từ phía gia đình, áp lực bạn bè người thân yêu. Nguyên nhân gây stress học đường có thể khác nhau nhưng hầu hết nó đều gây ra cho học sinh lo lắng, áp lực, căng thẳng nhất định. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến cảm nhận, suy nghĩ, hành vi và ứng xử của học sinh đó nói riêng và của cả một thế hệ thanh thiếu niên nói chung. Gia đình và nhà trường nên có những biện pháp quan tâm , hỗ trợ các em kịp thời để ngăn ngừa những hệ lụy nguy hiểm xảy ra.

Dấu hiệu stress học đường

Stress gây ra cho lứa tuổi học sinh sinh viên nhiều những triệu chứng thực thể kèm theo những mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến kết quả học tập, đời sống tinh thần và sức khỏe của các em. Một số dấu hiệu dưới đây sẽ cho ta thấy rõ hơn những vấn đề do stress học đường gây ra:

Luôn cảm thấy mình là người thất bại không có giá trị

Cảm thấy bản thân vô giá trị

Ở độ tuổi học sinh hầu hết các em đều mang tâm lý thích thể hiện bản thân mình. Tuy nhiên nếu các em luôn có cảm giác bản thân mình vô dụng , không tìm ra đam mê và giá trị của bản thân mình thì rất các thể các em đang có dấu hiệu stress học đường. Để giải quyết vấn đề này hãy động viên và khen ngợi các en nhiều hơn để chúng luôn thấy tự tin vào bản thân trong cuộc sống và phòng ngừa những áp lực stress học đường do chính những suy nghĩ tiêu cực này gây ra.

Luôn luôn có cảm giác buồn bực không rõ lý do

Khi các học sinh bị stress học đường thì sẽ có biểu hiện trầm buồn lo lắng, những chuyện mang tính chất rất bình thường cũng khiến các em suy nghĩ và buồn phiền không rõ lý do. Từ đó các em tạo cho bản thân một chiếc hộp ngăn cách với thế giới bên ngoài. Đây cũng là những triệu chứng rối loạn lo âu ở trẻ thường gặp. Gia đình và nhà trường hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân và đồng hành cùng những cảm xúc và tâm lý của các em để giúp các em bình tâm hơn và sống một cuộc sống vui vẻ, thoải mái hơn.

Buồn bực không rõ lý do

Ngoài nỗi buồn thì ở một số học sinh các em có những biểu hiện tức giận khi đối diện với vấn đề. Giải thích cho điều này các nhà tâm lý học cho biết : Học sinh ở các truờng trung học cơ sở và trung học phổ thông thường phải chịu áp lực học tập lớn cũng như phải vật lộn cảm xúc tuổi mới lớn nên các em dễ có xu hướng tức giận, không làm chủ và không kiểm soát được cảm xúc của bản thân, sẽ xuất hiện những hành động như la hét, đập phá và đánh nhau. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của các em sau này và đặc biệt là gia tăng nguy cơ mắc các chứng rối loạn lo âu, trầm cảm nặng sau này.

Mất hứng thú với những đam mê của bản thân

Tò mò là bản tính của hầu hết các em học sinh sinh viên. Bởi lúc này các em rất muốn tìm tòi thế giới, tìm tòi để hiểu được sở thích của bản thân. Khi thấy các em mất hứng thú trong tất cả mọi việc kể cả đam mê của bản thân thì rất có thể các em đang có vấn đề tâm sinh lý mà có thể là do stress học đường gây ra. Rất nhiều trường hợp các em bị ám ảnh bởi những căng thẳng stress do cuộc sống, áp lực gây ra khiến các em khó lấy lại được tinh thần với những đam mê và sở thích của mình.

Thích ở một mình

Bất kể ai đều muốn có cho mình không gian riêng tư. Điều này càng cần thiết đối với những học sinh đang trong độ tuổi mới lớn. Các em cần khoảng không gian riêng để tìm hiểu bản thân và trấn an tâm lý. Tuy nhiên nếu điều này trở thành một thói quen, sở thích chỉ thích ở một mình, tách khỏi bạn bè người thân và xã hội thì đây là điều bất thường trong tâm lý của chúng. Khi thấy lứa tuổi học sinh có những biểu hiện này hãy để tâm đến ảnh hưởng của stress học đường.

Luôn có những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống và con người

Đến 70% học sinh khi bị những stress học đường luôn nghĩ đến cái chết và đã có rất nhiều những cái chết thương tâm xảy ra. Ở tuổi vị thành niên các em phải chịu nhiều áp lực từ gia đình, ganh đua điểm số với bạn bè, những buổi học thêm dày đặc rất dễ khiến các em kiệt quệ về tinh thần và thể lực. Từ đó xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực và tâm lý bất cần, gia tăng nguy cơ hành động bốc đồng gây ra nhiều nguy hiểm.

Cách giải quyết khi bị stress học đường

Thay vì tức giận và thể hiện những bất ổn trong tâm lý thì cả các em học sinh và bậc phụ huynh hãy học cách xả stress hiệu quả để giảm bớt những áp lực học tập, áp lực bạn bè người thân và xã hội.

  • Học cách sắp xếp thời gian biểu hợp lý để đảm bảo cho các em có có đủ thời gian giải quyết khối lượng bài tập về nhà.
  • Hãy chú tâm đến vấn đề sức khỏe bởi khi có một cơ thể khỏe mạnh các em sẽ có một tinh thần thoải mái thì học tập mới đem lại hiệu quả và tránh những căng thẳng mệt mỏi, những triệu chứng thực thể
  • Đừng ép buộc bản thân: Nhiều học sinh luôn có những suy nghĩ lo sợ bị điểm kém, sợ trượt đại học, sợ làm bố mẹ thất vọng, sợ thua kém bạn bè. Trong trường hợp này hãy nhắc nhở bản thân ” Chỉ cần mình cố gắng hết sức và không bỏ cuộc, dù kết quả có như thế nào thì mình cũng không có gì phải hối hận”. Hãy đơn giản hóa mọi chuyện, mọi kỳ thi để có thể thực sự bình tĩnh, giảm những căng thẳng, tỉnh táo để lựa chọn con đường đúng đắn nhất.
  • Gặp gỡ bạn bè người thân yêu.

Luôn vui vẻ, tích cực gặp gỡ bạn bè thân yêu giúp học sinh giảm stress học đường

  • Củng cố niềm tin và tự tin vào bản thân mình
  • Ngủ đủ giấc: Các em học sinh cũng như các bậc phụ huynh nên nhân thức được tầm quan trọng của giấc ngủ. Hãy nhớ không có bất cứ bài tập nào quan trọng đến nỗi các em phải hy sinh giấc ngủ
  • Sau những giờ học căng thẳng, hãy giành ra 30 phút giải trí và thư giãn tối đa. Điều này tuy đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả để các em có thể tỉnh táo và lấy lại năng lượng cho trí não.
  • Tổ chức các buổi học nhóm, nhằm giải quyết những vấn đề lớn và rất lớn
  • Cần chú trọng việc tư vấn học đường: Để giúp các bạn học sinh sinh viên có thể dễ dàng vượt qua áp lực thì nhà trường gia đình phải là nơi các em có thể được tư vấn để đưa ra những lựa chọn tốt nhất. Tránh những quyết định bốc đồng để lại những điều ân hận không đáng có cho các em.

Trên đây là những dấu hiệu và cách giải quyết khi gặp stress học đường. Hãy chuẩn bị cho bản thân và gia đình những kiến thức về vấn đề tâm lý này để có thể đưa ra cách giải quyết phù hợp và hiệu quả nhất.

Theo Benhlytramcam

https://benhlytramcam.vn/stress-hoc-duong-dau-hieu-va-cach-giai-quyet-2534/