Sức mạnh nội sinh của miền mỏ bất khuất

Đêm 12/11/1936 cuộc đình công của thợ mỏ tại Cẩm Phả đã khơi mào cho cuộc Tổng bãi công kéo dài hơn 20 ngày của hơn 3 vạn thợ mỏ từ Cẩm Phả đến Đông Triều. Cuộc Tổng đình công đã để lại cho các thế hệ thợ mỏ và người dân Quảng Ninh niềm tự hào về sự phát huy sức mạnh của tình yêu thương và tinh thần kỷ luật, đồng tâm giữa những con người bị áp bức bóc lột nặng nề, giữa những người phu mỏ.

Tờ báo Le Travali- tờ báo công khai của Đảng lúc đó đã đánh giá: “Lần đầu tiên ở Đông Dương giai cấp vô sản đã giành được một thắng lợi rực rỡ. Lần đầu tiên kỷ luật vô sản đã thắng sự kháng cự của bọn địa chủ… Đấu tranh trong bình tĩnh và kỷ luật, đấu tranh với một ý chí không gì lay chuyển nổi của giai cấp vô sản; đấy là đặc tính chủ yếu đã toát ra từ trong cuộc bãi công đáng khâm phục”.

“Kỷ luật, đồng tâm – Chúng ta nhất định thắng” đã gắn kết hơn 3 vạn thợ mỏ đấu tranh đến thắng lợi và ăn sâu vào máu của người thợ mỏ, giai cấp công nhân vùng Than, đến phong cách lãnh đạo, quản lý của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, nhân dân tỉnh Quảng Ninh tạo nên bản sắc của Vùng mỏ, trở thành truyền thống, thành giá trị tinh thần trường tồn của miền Mỏ bất khuất – “Kỷ luật – Đồng tâm”!

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, trường tồn cùng nhau sự gắn bó giữa tỉnh Quảng Ninh và ngành Than chắc chắn không ở đâu, không ngành kinh tế nào có được. Ngành Than, thợ mỏ là máu thịt của Quảng Ninh!

 

Máu thịt của Quảng Ninh

Vùng đất vàng đen của Tổ quốc, có một mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhau giữa ngành kinh tế và hệ thống chính trị, là “Than với Quảng Ninh, Quảng Ninh với Than”. Lớp lớp thế hệ những người thợ mỏ là máu thịt của nhân dân Quảng Ninh!

Truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” đã cùng với giai cấp công nhân mỏ, với nhân dân tỉnh Quảng Ninh đi suốt chiều dài lịch sử từ phong trào đấu tranh cách mạng giành độc lập rồi đến công cuộc đổi mới xây dựng đất nước. Truyền thống đó đã trở thành sức mạnh vật chất làm lên những thắng lợi vẻ vang của tỉnh Quảng Ninh. 

Bấm để xem đầy đủ <<<

“Tiếng than rơi là nhịp đập trái tim tôi”

85 năm qua, truyền thống “Kỷ luật và đồng tâm” đã được lớp lớp thợ mỏ tiếp tục phát huy, kết hợp sức mạnh thời đại để vượt qua mọi khó khăn, đưa ngành than phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong hành trình ấy, những người gắn bó với ngành than luôn mang theo niềm tự hào, tình yêu vô bờ bến với những tầng than đen, những hầm lò sâu thăm thẳm… Họ, dù là những người đã từng giữ những cương vị quan trọng của tỉnh Quảng Ninh hay Tập đoàn Than, là người được trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động hay một người thợ đào lo bình dị hết mình trong lao động và lạc quan trong cuộc sống, đều gặp nhau ở tình yêu thiêng liêng với vùng than, ở niềm tự hào, kiêu hãnh với hòn than – “vàng đen” của Tổ quốc. Họ chính là những nhân chứng sống cho một vùng than mạnh mẽ và kiên cường, nồng ấm và chân thành. 

Bấm để xem đầy đủ <<<

Người thợ mỏ – Người chiến sĩ

Đối với những người thợ mỏ, truyền thống, sức mạnh của tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” luôn là điểm tựa vững chắc, là nguồn cổ vũ, khích lệ để mỗi người thêm vững vàng, sát cánh bên nhau vượt qua mọi khó khăn. Từ những chiến sĩ Binh đoàn Than năm xưa, đến những người thợ mỏ ngày nay, dù ở tầng than cao hay dưới đường lò sâu, ở mặt trận nào, họ đều mang “tinh thần thép” của người thợ mỏ – người chiến sĩ, luôn đoàn kết, kiên trung, tràn đầy tình đồng đội, tình yêu Tổ quốc.

Kể từ khi được thành lập đến ngày giải phóng, dù không phải là một phiên hiệu quân đội nhưng bằng tinh thần “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, và truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” của thợ mỏ, Binh đoàn Than đã tham gia hàng trăm trận đánh lớn nhỏ và chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Các chiến sĩ Binh đoàn Than đã anh dũng chiến đấu, lập nên nhiều chiến công hiển hách, nhiều đồng chí đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý như Dũng sĩ diệt Mỹ, Huân chương Chiến sĩ Giải phóng, Dũng sĩ diệt xe cơ giới… “Binh đoàn Than” đã trở thành niềm tự hào của nhân dân Vùng mỏ, đã đi vào lịch sử ngành Than và tỉnh Quảng Ninh như một niềm kiêu hãnh của người thợ mỏ nói riêng, nhân dân Quảng Ninh nói chung.

Bấm để xem đầy đủ <<<

Khi chúng tôi vào lò…

Nghề mỏ – một nghề đặc thù, ở bất cứ thời kỳ nào cũng được coi là công việc nặng nhọc, vất vả, đòi hỏi thể lực, sức chịu đựng tốt. Dưới những hầm lò sâu, những người thợ mỏ phải lao động trong môi trường chật hẹp, thiếu dưỡng khí, thiếu ánh sáng, thậm chí luôn phải đối diện với hiểm nguy. Bởi vậy, có lẽ nghề mỏ không dành cho ai thiếu ý chí, sự quyết tâm. Bởi muốn gắn bó với nghề lâu dài, cần sự kiên nhẫn, bền bỉ và một tình yêu, sự say mê rất lớn.

Mỗi thợ mỏ khi vào ca, họ trở thành những chiến sĩ thực thụ trong hầm lò, gánh vác trọng trách lớn mà Tổ quốc giao phó, đó là không ngừng lao động, sản xuất để đánh thức nguồn tài nguyên đang “ngủ sâu” dưới lòng đất, biến than thành “vàng đen” phục vụ cho công cuộc phát triển.

Trải qua bao thăng trầm, ngành Than hôm nay đã lớn mạnh, trở thành một trong những trọng điểm kinh tế của quốc gia. Đóng góp vào đó là công sức của biết bao thế hệ thở mỏ, những người chiến sĩ thầm lặng dưới những hầm lò sâu. Họ lao động bằng sự cần cù, tình thần kỷ luật và đồng tâm cao nhất. Khó khăn, gian khổ bao nhiêu cũng không làm chậm nhịp của những bước chân vững chắc tiến quân vào lò.

Cùng với sự phát triển của KHCN, nghề mỏ bây giờ đã khác trước rất nhiều. Thợ mỏ bây giờ được máy móc hỗ trợ đến 80% hoạt động trong hầm lò. Đa phần các công ty đều chuẩn bị xe đưa đón thợ mỏ hàng ngày, từ nhà đi đến Công ty, lên khai trường; những hầm lò sâu ngày càng được mở rộng, trang bị nhiều công nghệ, máy móc hiện đại, nâng cao nâng suất và độ an toàn. Thợ lò nay cũng có thể mặc sơ mi trắng, đến công trường thay quần áo bảo hộ lao động để sản xuất, tan ca lại thay sơ mi trắng trở về nhà, không lấm lem bụi than.

Nhưng công việc của người thợ mỏ lại có thêm những yêu cầu khác, nghiêm ngặt hơn. Khi diện khai thác xuống sâu hơn, các yêu cầu về kỹ thuật, an toàn cũng nhiều hơn. Bởi thế, thợ mỏ ngoài có thể lực tốt, lại cần phải có kiến thức sâu hơn về máy móc, thiết bị để làm chủ công nghệ, phục vụ cho hoạt động khai thác.

Nhân kỷ niệm 85 ngày Truyền thống vùng Mỏ 12/11 (1936-2021), chúng tôi có cơ hội được gặp và ghi lại cảm nghĩ của nhiều thợ mỏ đang hoạt động trong các đơn vị trong Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Họ là những thợ mỏ tiêu biểu, có nhiều thành tích xuất sắc, nổi trội, trong các phong trào thi đua lao động, sản xuất, được Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương, TKV và đơn vị, ghi nhận bằng những danh hiệu cao quý, phần thường xứng đáng.

Bấm để xem đầy đủ <<<

Mạch nguồn sáng tác không vơi cạn…

Có lẽ, không có cái nôi nào lại sản sinh và nuôi dưỡng được các thế hệ văn nghệ sĩ như ngành than. Và cũng không có mảng sáng tác nào lại thu hút được sự quan tâm của văn nghệ sĩ như mảng đề tài về ngành than, về người thợ mỏ. Người thợ mỏ đã đi vào thơ, ca, nhạc, hoạ… từ chính cuộc sống cần lao của mình, từ sự thăng hoa về cảm xúc của các văn nghệ sĩ, mà trong số đó không ít người vốn sống với than và đi lên từ than…

Vùng mỏ gian nan, thăng trầm với than qua những giai đoạn người ta nói nhiều rồi, tôi là người thợ mỏ, rồi chuyển sang viết văn, làm thơ về mỏ, những băn khoăn về mỏ trong tôi bao giờ cũng có nhưng tôi cũng biết, ở mỏ vẫn có nhiều cái tốt lắm. Người công nhân chân thật lắm, họ biết nhau, nhìn thấy nhau rõ lắm, những cái xấu không có cơ hội để chen vào đời sống người thợ. Họ ứng xử chân thật với nhau, sẵn sàng giành phần khó về mình, nhường sự thuận lợi cho bạn bè, đồng nghiệp, cái đấy nhiều và ở tất cả mọi chỗ. Người vào trước nâng đỡ cho người vào sau, người ca trước tạo thuận lợi cho người ca sau tăng năng suất, người thợ mỏ sống với nhau chan hoà. Những thứ như thế nhiều và khiến cho cuộc sống tốt đẹp lên…

Bấm để xem đầy đủ <<<

Nơi dấu chân cha in những đường lò

Từ thời Pháp thuộc, vùng mỏ Quảng Ninh đã có rất nhiều người từ các tỉnh khác đến làm phu, ở lại sinh cơ lập nghiệp, đến nay đã trải qua nhiều thế hệ, tạo nên những nét văn hoá rất riêng.

Đặc biệt trong đó có các gia đình nhiều đời nối nhau làm thợ mỏ. Cũng chính bởi vậy mà ở Quảng Ninh, nghề thợ mỏ vẫn được nói vui là nghề ”cha truyền con nối”. Và dẫu vẫn biết đây là nghề còn nhiều lắm những nhọc nhằn, gian nan nhưng con vẫn theo bước cha để lên tầng cao và xuống dưới hầm sâu, khơi thông dòng suối than cho Tổ quốc đẹp giàu…

Bấm để xem đầy đủ <<<

 

Theo báo Quảng Ninh