8 Blockchain, NFT và Metaverse
Metaverse được dự đoán sẽ bùng nổ mạnh mẽ và là định hướng trong thập kỷ tới. Metaverse ( vũ trụ ảo ) sẽ tạo cho con người môi trường làm việc, hội họp hấp dẫn hơn, nơi có thể trò chuyện, động não cùng nhau để đưa ra những ý tưởng sáng tạo nhất. Năm 2023. Metaverse sẽ được đưa nhiều vào đào tạo và giới thiệu sản phẩm.
Blockchain và NFT cũng được dự báo phát triển đáng kể khi các công ty tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ phi tập trung hơn. Các tổ chức, doanh nghiệp đang hầu hết đã chuyển sang lưu trữ dữ liệu trên nền tảng đám mây, nhưng nếu sử dụng công nghệ Blockchain để phân quyền lưu trữ dữ liệu mã hóa dữ liệu thì thông tin doanh nghiệp sẽ được bảo mật an toàn hơn. Ngoài ra, mã thông báo không thể thay thế (NFT) cũng sẽ trở nên hữu dụng và thiết thực hơn trong năm 2023, là chìa khóa người dùng lựa chọn sử dụng tương tác với nhiều sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số dễ dàng hơn.
9 Dân chủ hóa dữ liệu
Dữ liệu ngày càng quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp trong việc đưa ra quyết định. Dân chủ hóa dữ liệu là việc phân quyền dữ liệu cho các quản trị viên, người có vai trò quyết định trong doanh nghiệp. Dân chủ hóa dữ liệu cho phép các doanh nghiệp đưa ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả hơn bằng cách cấp cho mọi nhân viên quyền truy cập vào dữ liệu. Chia sẻ dữ liệu giữa các phòng ban, cùng trao đổi, thảo luận để cải thiện chất lượng và có hướng phát triển tốt nhất cho doanh nghiệp.
Dân chủ hóa dữ liệu không chỉ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp mà còn mang lại nhiều lợi ích rộng lớn khác. Mục tiêu của dân chủ hóa dữ liệu là cho phép người dùng thu thập và phân tích dữ liệu mà không cần đến sự trợ giúp từ bên ngoài. Điều này được kỳ vọng sẽ mở ra những cơ hội mới và thay đổi cách thức đưa ra quyết định của các doanh nghiệp trong tương lai.
10 Giải pháp không tiếp xúc và thanh toán kỹ thuật số
Phương thức thanh toán không tiếp xúc ngày càng trở nên phổ biến và chiếm tỷ trọng cao ở hầu hết các lĩnh vực. Thanh toán không tiếp xúc, thanh toán kỹ thuật số an toàn và hiện đại dần trở thành bắt buộc trong hành trình chinh phục khách hàng, là thước đo quan trọng quyết định đến trải nghiệm khách hàng.
Thanh toán không tiếp xúc sử dụng công nghệ không dây tầm ngắn để thực hiện các giao dịch thanh toán trong phạm vi gần. Ưu điểm của hình thức thanh toán không tiếp xúc này là giúp tăng tốc các giao dịch, tiết kiệm thời gian khi khách hàng lược bỏ được một số thao tác so với thanh toán thông thường.
11 Mô hình làm việc kết hợp – Hybrid work
Với mô hình Hybrid Working, nhân viên có thể chủ động lựa chọn làm việc tại bất cứ nơi đâu và chỉ lên văn phòng khi cần thiết. Cách vận hành mô hình làm việc kết hợp này giúp nhân viên có thể lựa chọn khung giờ làm việc hiệu suất tốt nhất với bản thân. Không chỉ mang lại sự tiện lợi cho nhân viên, mô hình làm việc kết hợp cũng mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, giúp giảm tới 30% chi phí vận hành. Không chỉ vậy, khi không bị giới hạn làm việc tại văn phòng, công ty có thể mở rộng nguồn lực của mình và tuyển dụng nhân tài từ khắp nơi trên thế giới, gia tăng tính cạnh tranh khi gia nhập thị trường quốc tế.
12 Công nghệ đám mây
Công nghệ đám mây cung cấp tài nguyên, công nghệ máy tính liên kết với mạng Internet. Mô hình điện toán đám mây sẽ giúp người dùng tiếp cận nguồn tài nguyên phong phú từ công nghệ, năng lượng điện toán, lưu trữ cơ sở dữ liệu đến từ nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây khác nhau .
13 Đám mây phân tán
Đám mây phân tán là một xu hướng chuyển đổi số mới và phát triển hơn nữa khi ngày càng nhiều tổ chức, doanh nghiệp chuyển sang sử dụng dịch vụ đám mây. Doanh nghiệp có thể kết nối dữ liệu và ứng dụng trên nhiều địa điểm nhờ vào sức mạnh đám mây phân tán cung cấp, cho phép đổi mới nhanh, khả năng phục hồi tốt và hiệu quả hơn.
Đám mây phân tán có thể chạy cơ sở hạ tầng đám mây công cộng ở nhiều vị trí khác nhau. Không chỉ trên cơ sở hạ tầng của nhà cung cấp đám mây mà ngay cả trong trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp đám mây khác, quản lý mọi thứ từ một mặt phẳng điều khiển duy nhất.
Đám mây phân tán được xem là thế hệ tiếp theo của điện toán đám mây. Các tổ chức, doanh nghiệp sẽ có thể tận dụng lợi thế cả về tính linh hoạt và khả năng mở rộng của đám mây công cộng với sự bảo mật và kiểm soát của đám mây nội bộ.
14 Đám mây thực tế tăng cường (AR Cloud)
AR Cloud là công nghệ cho phép phân phối nội dung kỹ thuật lấy người dùng làm trung tâm, AR Cloud tăng cường qua các đối tượng vật lý trên thiết bị thông minh như: điện thoại, tai nghe hoặc màn hình gắn trên đầu.
AR Cloud sẽ dễ dàng trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình chuyển đổi số trong tương lai bên cạnh những khía cạnh trên. AR Cloud đề cập đến công nghệ tăng cường kỹ thuật số cho môi trường thế giới thực. Trò chơi Pokemon Go là một ví dụ tuyệt vời về thực tế tăng cường.
AR Cloud giúp cải thiện giao tiếp và kết nối trên toàn bộ hệ sinh thái của các tổ chức, doanh nghiệp. Xóa mờ ranh giới giữa thế giới vật lý và kỹ thuật số, các tổ chức, doanh nghiệp có thể tạo ra trải nghiệm mới cho khách hàng mới kết nối với nhân viên của mình với nhau theo những cách sáng tạo nhất. Do đó, AR Cloud hứa hẹn nhiều sẽ mang lại nhiều đột phá và trở nên phổ biến trong chuyển đổi số.
15 Kiến trúc đa đám mây – Multi Cloud
Multi-Cloud cho phép khách hàng sử dụng dịch vụ đám mây từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Multi-Cloud là một giải pháp điện toán đám mây có thể di động trên nhiều cơ sở hạ tầng đám mây của nhiều nhà cung cấp. Chiến lược Multicloud mang lại cho các doanh nghiệp nhiều sự lựa chọn hơn, nhờ đó họ có thể tăng khả năng đầu tư vào chuyển đổi kỹ thuật số mà không bị giới hạn vào một dịch vụ duy nhất hoặc phải bỏ ra một khoản tiền khổng lồ để đầu tư.