Quảng Ninh: Giữ vững vị trí tiên phong trong chuyển đổi số

Quảng Ninh là một điểm sáng trên toàn quốc về chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực với tỷ lệ thanh toán trực tuyến qua cổng dịch vụ công quốc gia thuộc top đầu cả nước, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến toàn trình là một trong những địa phương đứng đầu cả nước, tỷ lệ số hóa hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính cao nhất cả nước… Quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc quyết liệt của toàn bộ các ban, ngành trong tỉnh và liên tục có những sáng kiến đổi mới là cách mà Quảng Ninh đã và đang làm thành công thời gian qua.

NHIỀU CHỈ SỐ ĐỨNG ĐẦU TOÀN QUỐC

Với sự nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp, Quảng Ninh đã thực hiện công tác chuyển đổi số toàn diện theo Nghị quyết 09-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch 59/KH-UBND của UBND tỉnh, với quyết tâm cao, có lộ trình cụ thể, mục tiêu rõ ràng, sản phẩm cụ thể, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật.

Điều này được thể hiện rõ qua xếp hạng đánh giá mức độ chuyển đổi số (DTI) năm 2022 các tỉnh, thành phố. Theo đó, với điểm số DTI đạt 0,7024 (tăng 0,2052 điểm so với năm 2021), Quảng Ninh đã vươn lên đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng chuyển đổi số năm 2022 ở nhóm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tăng 4 bậc so với năm 2021; kết quả cụ thể của 3 trụ cột là: Chính quyền số đứng vị trí thức 4, xã hội số đứng vị trí thứ 2 và kinh tế số đứng vị trí thứ 9.

Đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận với điện thoại thông minh.

Để tiếp tục duy trì và cải thiện thứ hạng DTI trong năm 2023, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 37/KH-UBND về chuyển đổi số tỉnh Quảng Ninh năm 2023, để cụ thể hóa và chi tiết các mục tiêu, nhiệm vụ cần hoàn thành trong năm 2023; trong đó:

Kế hoạch đã đề ra 4 nhóm mục tiêu, cụ thể như sau: Phát triển dữ liệu số (7 mục tiêu); Phát triển chính quyền số (15 mục tiêu); Phát triển kinh tế số (8 mục tiêu); Phát triển xã hội số (14 mục tiêu). Các mục tiêu đưa ra đã bao quát toàn diện các nội dung về chuyển đổi số năm 2023 của tỉnh Quảng Ninh.

Kế hoạch đã đề ra 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm: Nhận thức số (8 nhiệm vụ); Thể chế số (8 nhiệm vụ); Phát triển hạ tầng số (9 nhiệm vụ); Dữ liệu số (7 nhiệm vụ); Nền tảng số (12 nhiệm vụ); Nhân lực số (7 nhiệm vụ); An toàn thông tin mạng (8 nhiệm vụ); Chính quyền số (11 nhiệm vụ); Phát triển kinh tế số (14 nhiệm vụ); Phát triển xã hội số (8 nhiệm vụ).

Năm 2023 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính – Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số xác định là năm dữ liệu số quốc gia và đề ra 9 chỉ tiêu quan trọng. Tính đến thời điểm này, Quảng Ninh đã đạt được 6/9 chỉ tiêu, cụ thể:

Quảng Ninh đã cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu NDXP/LGSP. Tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành việc triển khai chức năng kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh để người dân, doanh nghiệp chỉ phải cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Tỉnh Quảng Ninh đã triển khai các hoạt động nâng cao năng lực phát triển và quản trị dữ liệu thuộc phạm vi quản lý như: Cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo về phát triển và quản trị dữ liệu khi Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc các bộ, ngành tổ chức. Hàng năm, giao Sở Thông tin và Truyền thông đánh giá an toàn thông tin cho Cổng thông tin điện tử.

Tỉnh Quảng Ninh tổ chức triển khai, khai thác có hiệu quả các Hệ thống thông tin của Trung ương đã được kết nối vào Hệ thống Chính quyền điện tử của tỉnh, gồm: Cổng dịch vụ công Quốc gia (Văn phòng Chính phủ); Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Bộ Công an); Hệ thống hộ tịch, tư pháp của Bộ Tư pháp; Hệ thống cấp phiếu lý lịch tư pháp của Bộ Tư pháp; Hệ thống đăng ký doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Hệ thống thông tin quản lý danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam (Bộ Thông tin và Truyền thông); Hệ thống phục vụ dịch vụ công của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam; Hệ thống đánh giá chất lượng Cổng dịch vụ công và Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông; Hệ thống Đăng ký giải quyết chính sách trợ giúp xã hội trực tuyến của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Còn 4 chỉ tiêu, Ủy ban nhân dân tỉnh đang tập trung chỉ đạo triển khai gồm: Ban hành danh mục cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi quản lý và kế hoạch, lộ trình cụ thể để xây dựng, triển khai các cơ sở dữ liệu trong danh mục. Hiện Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành đề xuất danh mục; dự kiến hoàn thành trong tháng 11/2023.

Về Ban hành kế hoạch về dữ liệu mở, bao gồm danh mục dữ liệu mở, công bố dữ liệu mở của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý và mức độ tối thiểu cần đạt được trong từng giai đoạn của kế hoạch; cung cấp lần đầu dữ liệu mở theo kế hoạch, hiện Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành đề xuất danh mục dữ liệu mở; dự kiến hoàn thành việc ban hành danh mục trong tháng 12/2023 để tổ chức thực hiện trong năm 2024.

Về triển khai nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp cấp tỉnh có ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động, Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu UBND tỉnh giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh nghiên cứu, tham mưu, đề xuất triển khai nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp của tỉnh, có ứng dụng trí tuệ nhân tạo, là một thành phần cốt lõi của Trung tâm điều hành thông minh (IOC) để tối ưu hóa hoạt động của nền hành chính tỉnh từ cấp tỉnh đến cấp xã (phân kỳ để thực hiện cho phù hợp với nguồn lực của tỉnh).

Về chương trình đào tạo, Sở đã tham mưu UBND tỉnh yêu cầu 100% các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh tiến hành rà soát các chương trình đào tạo để xem xét bổ sung, lồng ghép nội dung, chuẩn đầu ra về dữ liệu lớn, thiết kế, phân tích, xử lý dữ liệu phù hợp với đặc thù tương ứng của từng ngành, nghề đào tạo.

Với điểm số DTI đạt 0,7024 (tăng 0,2052 điểm so với năm 2021), Quảng Ninh đã vươn lên đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng chuyển đổi số năm 2022 ở nhóm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tăng 4 bậc so với năm 2021. Kết quả cụ thể của 3 trụ cột là: Chính quyền số đứng vị trí thức 4, xã hội số đứng vị trí thứ 2 và kinh tế số đứng vị trí thứ 9.

Liên thông dữ liệu bệnh án điện tử sẽ giúp bác sĩ xem được lịch sử bệnh lý của bệnh nhân.